Trị mụn với Salicylic Acid và Benzoyl peroxide - Nên hay không nên?
SALICYLIC ACID và BENZOYL PEROXIDE là 2 chất VÀNG trong việc giảm mụn, hiệu quả trên da nhiều bạn được các bài nghiên cứu khoa học trên thế giới ghi rõ.
Dạo gầy đây mình thấy rất nhiều chị em hỏi về chuyện dùng chung 2 chất này với nhau. Nhân đây mình xin viết lại một số quan điểm của mình về 2 chất đáng quan tâm này.
Có 3 câu hỏi đặt ra xung quanh 2 chất này:
icon_hand_o_right Cái nào tốt hơn?
icon_hand_o_right Nên dùng cái nào?
icon_hand_o_right Có thể dùng chung không?
Salicylic Acid
Cũng được biết đến như là BHA (beta hydroxy acid), là một chất đa chức năng mà thậm chí bạn không có mụn mình vẫn khuyên dùng để cho da đẹp.
BHA là một chất tẩy da chết (exfoliants) cho da từ trong ra ngoài. Do BHA tan trong dầu, nó có khả năng thấm sâu vào lỗ chân lông, thúc đẩy quá trình sừng hoá của da diễn ra tốt đẹp. Khi đó,
- Lỗ chân lông được làm sạch =>> thu nhỏ lại
- Lớp da chết trên bề mặt da được thanh tẩy =>> không gây bí tắc lỗ chân lông =>> giảm mụn
Tóm lại, BHA có thể làm được:
- Làm da sáng, đều màu
- Mụn, mụn trên lưng, mụn đầu đen (blackheads) và bí tắc lỗ chân lông (clogged pores)
- Lông mọc ngược (ingrown hairs), da gà (keratosis pilaris) hay thậm chí là da bị kích ứng sau khi cạo nhổ...
Nồng hộ được cho là hiệu quả và an toàn trên da của BHA là 0.5‰ - 2‰ dành cho các loại mụn nhẹ và trung bình. Bạn có thể tìm thấy các BHA có nồng độ cao hơn trong các spa hay các trung tâm da liễu chuyên nghiệp (chemical peels)
Vì BHA đa chức năng, hoạt động hiệu quả và an toàn nên gần như bạn sẽ tìm thấy BHA trong hầu hết các sản phẩm giảm mụn hiệu quả trên thị trường.
BHA có trong rất nhiều thể của sản phẩm. Có thể ở dạng spot treatment, toners, moisturizers, gels, serums, lotions, sữa tắm body hay là rửa mặt. Nhìn chung BHA được cho là hiệu quả hơn khi được lưu lại trên da, tức là các dạng LEAVE ON TREATMENT (không rửa đi sau khi dùng), tuy nhiên với các bạn có da nhạy cảm, và dễ kích ứng với BHA thì các dạng rửa mặt hay sữa tắm là đã đủ lắm rồi.
Benzoyl Peroxide (BP)
Đơn giản và hiệu quả bậc nhất khi nói về giảm mụn là benzoyl peroxide. Benzoyl peroxide làm được 1 chuyện mà gần như tất cả các thành phần khác không làm được hiệu quả là diệt vi khuẩn mụn P.acnes (40‰ các bạn bị mụn vì loại này). P.acnes có thể xảy ra tình trạng lờn thuốc với các kháng sinh chứ không thể chống lại benzoyl peroxide trong mọi trường hợp.
Trả lời các câu hỏi đặt ra xung quanh 2 chất vàng này: Cái nào tốt hơn? Nên dùng cái nào? Có thể dùng cả 2 không?
Hai thành phần này là KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO NHAU. Trong khi BHA có thể giải quyết vấn đề bí tắc lỗ chân lông, tẩy da chết hiệu quả ngăn ngừa mụn hình thành thì BP có thể diệt vi khuẩn mụn nhanh chóng hiệu quả. Câu trả lời của mình là không có chất nào tốt hơn chất nào, có thể da bạn hợp với BHA nhưng người khác lại hợp với BP, nhưng 2 chất này hoàn toàn có thể sử dụng được chung với nhau, chung 1 routine và thậm chí chung 1 buổi, tuy nhiên, bạn cần cân nhắc các vấn đề sau:
icon_sign_in Cả BHA và BP đều là các chất dễ gây kích ứng và làm khô da.
icon_sign_in Chuyện quan trọng khi sử dụng BHA là bắt đầu từ mức thấp. Mức thấp ở đây là nói về nồng độ và liều lượng. Bạn vẫn có thể sử dụng nồng độ 2‰ khi mới bắt đầu, da nhạy cảm thì 1‰ hoặc thấp hơn. Nhưng hãy chú ý về liều lượng sử dụng. Sử dụng 2-3 lần trong tuần đầu tiên. Nếu mọi chuyện không diễn ra theo chiều hướng xấu thì tăng lên dùng cách ngày. Và từ từ tăng lên dùng mỗi ngày, thậm chí 2 lần 1 ngày nếu da bạn chịu được. Mục tiêu là làm cho da bạn quen dần với BHA và có thể chịu được, không dùng quá nhiều ngay từ đầu. Nếu bạn chưa từng sử dụng BHA, mà dùng ngay 1 ngày 2 lần thì da bạn có bị kích ứng cũng là chuỵện RẤT bình thường.
icon_sign_in Chuyện quan trọng khi sử dụng Benzoyl Peroxide là nồng độ và vị trí dùng trên da của bạn. BP có nồng độ từ 2.5‰ đến 10‰. 2.5‰ ít kích ứng hơn rất nhiều so với 10‰, nên bắt đầu với 2.5‰, nếu da không có phản ứng với 2.5‰ thì hãy tăng lên 5‰, thật sự mình không khuyên dùng 10‰. BP là một chất diệt vi khuẩn mụn, thật sự không có lý do gì khi bạn dùng BP trên vùng da không có mụn, đó là chưa kể BP có rất nhiều tác dụng phụ khi dùng liên tục, lâu dài trên da không có mụn (chi tiết trong bài viết về BP). Một số các sản phẩm giảm mụn như Clear của Paula&¤39;s Choice bước treatment có 2.5‰ BP, dùng được trên diện rộng, thậm chí xem video hướng dẫn sẽ là dùng toàn mặt, nhưng mình cực kỳ không khuyến khích dùng toàn mặt như vậy. Tương tự như Treatment của Acne Org hay Clearogen, Clinique, hay Proactiv+...các treatment dạng lotion của các bộ này đều có BP và dùng toàn mặt, sỡ dĩ dùng được là vì trong đó còn có nhiều dưỡng chất và cách kết hợp riêng của cả hãng.
Cá nhân mình khuyên dùng BHA và BP chung nhưng theo 1 quy tắc như vậy:
- BHA bạn có thể dùng toàn mặt, dùng sau khi đã hết mụn và trong thời gian dài.
- BP chỉ chấm lên đốm mụn, không dùng toàn mặt, BP đặc biệt hiệu quả với các mụn đã lên đầu. Còn lại, không có lý do gì bạn dùng BP lên chỗ không có mụn. Với các bạn bị mụn cả vùng thì phải cân nhắc các loại BP có thể dùng được diện rộng (dạng lotion, kem lỏng và có thêm các chất dưỡng khác) như các treatment mình vừa nhắc bên trên, với các loại dùng được diện rộng như vậy, nếu biết cân nhắc và lắng nghe da mình bạn có thể dễ dàng kết hợp với BHA.
Nói là nói vậy, tóm lại da bạn có thể không hợp với BHA và bạn chỉ có thể dùng BP và ngược lại. Tuy nhiên, BHA và BP là có thể dùng chung được với nhau trong 1 quá trình giảm mụn. Da mỗi người mỗi khác, quan trọng là bạn nên biết lắng nghe da của mình, và hơn hết hãy tự trang bị kiến thức cho mình, thậm chí những gì mình viết ra đây cũng chưa chắc là 100‰ đúng.
Bộ giảm mụn của các hãng danh tiếng kết hợp BHA và BP trong 1 quy trình:
Bộ Kem giúp giảm Mụn Thẩm Thấu Sâu CLENZIDERM M.D Normal To Oily Starter Set OBAGI