Tìm hiểu về tàn nhang và nguyên nhân hình thành tàn nhang
Tàn nhang là những đốm hình tròn, phẳng đặc trưng bởi kích thước cỡ đầu đinh. Những đốm này xuất hiện một cách ngẫu nhiên trên da, đặc biệt sau khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng và đặc biệt ở những người có nước da trắng.
Tàn nhang có nhiều màu, có thể đỏ, vàng, nâu sậm, nâu nhạt, nâu, hay đen, nhưng chúng luôn luôn đậm hơn màu da xung quanh do lắng đọng sắc tố gọi là melanin.
Có những loại tàn nhang nào?
Cơ bản có hai loại : Chấm tàn nhang và nốt ruồi son
Chấm tàn nhang: những đốm phẳng màu đỏ hay nâu nhạt và đặc trưng xuất hiện trong những tháng hè nhiều ánh nắng và biến mất hay phai nhạt trong mùa đông. Tàn nhang này thường thấy ở những người có nước da sáng và trong một vài gia đình, chúng có tính di truyền. Che chắn trong thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để chặn lại sự xuất hiện những tàn nhang dạng chấm.
Nốt ruồi son: trẻ em có thể xuất hiện một đốm nâu sậm, nâu hay đen có khuynh hướng tối hơn chấm tàn nhang và không mất hay phai màu trong mùa đông. Đốm dạng này được xem như là nốt ruồi đơn thuần. Tính di truyền của nốt ruồi thì hiếm và chúng thường xuất hiện từng nốt đơn độc.
Nguyên nhân dẫn đến da bị tàn nhang
Ánh nắng mặt trời là tác nhân đầu tiên gây tàn nhang
Tàn nhang nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, vào mùa đông các đốm tàn nhang thường nhạt màu hơn. Khi một làn da bình thường không có tàn nhang nhưng nếu cứ đi nắng mà không bảo vệ da bằng cách thoa kem chống nắng và che khẩu trang thì lâu dần vùng da thường xuyên tiếp xúc với nắng sẽ bị tàn nhang.
Các chấm tàn nhang thường nhiều và xuất hiện rõ khi da bị phơi nắng nhiều. Khi các tia nắng xâm nhập vào da, nó sẽ kích thích các hắc tố bào hoạt động tạo ra nhiều mê-la-nin và làm cho các chấm tàn nhang trở nên đậm hơn và nhiều hơn.
Tàn nhang do yếu tố di truyền
Tàn nhang cũng do di truyền gây ra. Trong họ gần hoặc cha mẹ bị tàn nhang có thể chúng ta cũng bị tàn nhang. Thường gặp ở những người tóc vàng, hoặc tóc hung đỏ và di truyền theo gien trội.
Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách gây tàn nhang
Khi sử dụng mỹ phẩm không đúng, không rõ nguồn gốc, hoặc sử dụng có chất tẩy trắng nhanh, cũng như sử dụng các loại mỹ phẩm chứa chất corticoid trong thời gian dài nên tế bào da bị phá hủy làm cho cầu trúc da bị mõng nên khi đi nắng dể sinh ra tàn nhang.
Lão hóa da là tác nhân gây nên tàn nhang
Càng lớn tuổi, nhất là sau 30 tuổi da bắt đầu lão hóa, sự đàn hồi của da kém dần, tế bào da không chứa đủ lượng nước và chất dầu nên dể sinh ra tàn nhang. Lý giải điều đó cho nên chúng ta thấy những người lớn tuổi hay có tàn nhang và những đóm đồi mồi trên da mặt, da tay và toàn thân.
Người có nước da trắng
Những người có nước da trắng, cơ thể thường không sản xuất đủ mê-la-nin, do đó tàn nhang xuất hiện ở tuổi sau dậy thì và trong tuổi trưởng thành.
Xem thêm:
Những thói quen xấu có thể gây nám cho làn da
Bí quyết giảm nám thành công chỉ sau 3 tuần của một cô giáo
Một số nguyên nhân khác
- Do rối loạn của các cơ quan chức năng trong cơ thể.
- Do khả năng bài tiết của gan thận yếu, không loại bỏ được các tạp chất ra ngoài.
- Do việc nặn trứng cá không đúng cách để lại các vết thâm trên da, các vết thâm này tiếp xúc với ánh nắng sau một thời gian sẽ chuyển thành tàn nhang.
- Do nhóm tế bào trên da sản sinh ra nhiều melanin hơn so với những nhóm tế bào khác xung quanh.
- Do thiếu ngủ, stress, yếu tố dinh dưỡng…
Ý nghĩa về mặt y học của tàn nhang như thế nào?
Tàn nhang không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Đối với cả hai loại chấm tàn nhang và nốt ruồi son, chúng tuyệt đối vô hại.
Sự chú ý nhiều đến tàn nhang khi nhầm lẫn chúng với những bệnh sau:
- Nốt ruồi son ác tính: Đây là bệnh hiếm xảy ra thường ở trên mặt người già có tiền sử tiếp xúc với ánh nắng nhiều. Sau nhiều năm, nếu không giảm bệnh này có thể diễn tiến thành ung thư da ác tính.
- Melanom: Đây là dạng ung thư da rất nguy hiểm có thể xuất hiện ở những người trẻ và có hay không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khoảng 40-50‰ melanom phát triển từ nốt ruồi. Tuy nhiên, so với tàn nhang thì melanom có khuynh hướng lớn hơn, đen hơn và không có hình dạng màu sắc nhất định như một tàn nhang bình thường.
- Ung thư tế bào đáy : Đây là ung thư da thường gặp nhất. Nó thường đỏ hay óng ánh, nhưng thỉnh thoảng nó trở nên nâu làm nhầm lẫn với tàn nhang.
Khuyến cáo
Bất kì người nào có một hay nhiều đốm sắc tố mà không chắc chắn tàn nhang thì nên đi khám bác sĩ hay bác sĩ chuyên về da đánh giá chúng, để yên tâm hơn. Bởi vì những tài liệu mô tả hay hình ảnh không thể chuyển đạt đủ thông tin giúp bệnh nhân tự chẩn đoán. Tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh.