Tìm lại làn da sáng mịn, căng bóng bằng cách điều chỉnh 6 thói quen sau đây!
Theo thời gian và tuổi tác, làn da không còn giữ được vẻ đẹp căng bóng, mịn màng và săn chắc như tuổi đôi mươi. Những vấn đề như da mặt sạm đen, tàn nhang hay tình trạng chảy xệ sẽ theo đó mà hình thành. Vì vậy, hiểu được những nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp của làn da sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc da mặt hiệu quả.
1. THIẾU NƯỚC
Cơ thể chúng ta chiếm hơn 70 ‰ là nước, việc cung cấp không đủ nước cho cơ thể không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe mà còn làm cho làn da mất đi độ ẩm. Khiến cho da khô ráp, thiếu sức sống và giảm khả năng chống lại các tác động trực tiếp từ môi trường.
Do đó, để bổ sung đầy đủ độ ẩm cho cơ thể cũng như làn da của mình, mỗi ngày bạn hãy uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước, để giúp cơ thể đào thải hết độc tố và cung cấp đầy đủ độ ẩm cho làn da luôn tươi trẻ. Nếu không uống được nhiều nước bạn cũng có thể thay thế nước lọc bằng nước ép trái cây tươi, nước dừa hoặc cho thêm vài loại trái cây vào nước lọc để tạo thành những loại nước detox thơm ngon, dễ uống và tốt cho cơ thể.
2. KHÔNG THƯỜNG XUYÊN TẨY TẾ BÀO CHẾT
Trung bình cứ 4 tuần 1 lần lớp tế bào chết lại được đổi mới một lần. Khi không được thanh tẩy, tế bào chết tích tụ trên da lâu ngày sẽ cùng với bụi bẩn, bã nhờn làm bưng bít các lỗ chân lông dễ gây mụn, da kém mịn màng, mất đi độ tươi sáng vốn có và gây khó khăn trong vấn đề hấp thu các dưỡng chất từ kem dưỡng da.
Do đó, hãy tập thói quen tẩy da chết 1-2 lần/ tuần bằng cách sản phẩm chuyên dụng hoặc bạn có thể tự làm cho mình hỗn hợp tẩy da chết như đường + mật ong, cám gạo +sữa tươi, bã cà phê + sữa tươi, … để làn da được thông thoáng, sạch sẽ và không bị sạm đen.
3. MẤT CÂN BẰNG HORMONE (NỘI TIẾT TỐ)
Mất cân bằng hormone xảy ra vào các giai đoạn tuổi dậy thì, mãn kinh hoặc khi sử dụng biện pháp tránh thai. Dù là sự thiếu hụt hay dư thừa, tình trạng mất cân bằng nội tiết tố này cũng có thể gây ảnh hưởng đến da. Ví dụ, khi nồng độ estrogen giảm và tỷ lệ testosterone tăng, da mặt sạm đen và nám hơn, mụn trứng cá cũng xuất hiện nhiều hơn. Nếu bạn lo ngại về sự thay đổi hormone trong cơ thể, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.
4. THIẾU NGỦ VÀ MỆT MỎI KÉO DÀI
Nó được gọi là giấc ngủ đẹp vì một lý do … Thiếu ngủ làm giảm lưu thông, đó là lý do tại sao bạn trông nhợt nhạt và rửa sạch khi bạn đang thiếu ngủ. Da của bạn cũng làm trẻ hóa bản thân trong khi ngủ, vì vậy ít nhất 7 giờ mỗi đêm – ngủ thiếu có thể làm tăng mức độ viêm và cortisone (hormone căng thẳng) trong cơ thể, kích thích mụn, tăng độ nhạy cảm của da và điều kiện xấu đi như viêm da và eczema.
Thiếu ngủ không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể mà đồng thời còn làm giảm độ ẩm và độ pH của da. Đó là lý do làn da không được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết và trở nên khô hơn. Bên cạnh đó, thiếu ngủ còn làm tăng cortisone (hormone căng thẳng) trong cơ thể. Làn da vì vậy mà dễ sinh mụn, nhạy cảm hơn hay nghiêm trọng hơn là viêm da. Do đó, hãy ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm để làn da có thời gian phục hồi và tái tạo sau khi bị hư tổn.
Nếu bạn khó ngủ, những loại tinh dầu trầm hương hay oải hương sẽ là sự lựa chọn giúp bạn giảm bớt sự lo lắng để có giấc ngủ ngon.
5. CĂNG THẲNG VÀ DỒN NÉN ÁP LỰC
Bất kể hình thức căng thẳng nào cũng sẽ làm nồng độ cortisol trong máu tăng lên. Không chỉ làm tăng nguy cơ về bệnh tim, trầm cảm, mất ngủ… mà khi cơ thể mệt mỏi, làn da cũng theo đó mà suy yếu. Theo khoa học, căng thẳng, stress cũng là yếu tố thúc đẩy sự lão hóa của da. Khi nồng độ cortisol tăng cao, collagen bị phá vỡ dẫn đến da mặt sạm đen, nếp nhăn và thiếu sức sống.
Do đó, khi gặp căng thẳng, hãy bắt đầu bằng việc massage vùng mặt để kích thích lưu lượng máu tuần hoàn tốt hơn. Bạn cũng có thể sử dụng các dụng cụ khác để tăng lưu thông máu và phục hồi làn da căng bóng.